Bật mí 8 lỗi thường gặp khi thiết kế bếp và cách khắc phục

Hanh Lai – homify Hanh Lai – homify
The Leicestershire Kitchen in the Woods by deVOL, deVOL Kitchens deVOL Kitchens Kırsal Mutfak
Loading admin actions …

Với những nhà thiết kế nội thất không chuyên như chúng ta, chắc chắn không thể tránh khỏi những lỗi thông thường khi tự thiết kế nhà mình. Nhất là với những không gian phức tạp như nhà bếp, những lỗi thiết kế rất dễ gặp phải do số lượng trang thiết bị, nội thất lớn, nhu cầu sử dụng hàng ngày đòi hỏi tính toán lưu thông hợp lý. 

Tuy vậy, bạn cũng không nên lo lắng bởi các lỗi thiết kế trong nhà bếp có thể được hóa giải đơn giản nếu bạn đọc qua 8 gợi ý dưới đây. 

1. Chú ý đến ánh sáng tự nhiên

Nếu có điều kiện, bạn hãy chọn vị trí đặt bếp gần cửa sổ, bởi ánh sáng tự nhiên là 1 yếu tố quan trọng trong thiết kế bếp. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh cửa sổ để tránh cửa kính bị bám bụi, khiến ánh sáng tự nhiên không vào trong nhà.

2. Kiểm tra các vết bẩn

Một căn phòng đẹp chắc chắn là một căn phòng sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên, việc vệ sinh phòng bếp lại phức tạp hơn các không gian khác trong nhà do các vết bẩn bị gây ra bởi đồ ăn luôn là các loại vết bẩn cứng đầu. Ngay từ khi sắp xếp không gian phòng bếp, hãy chú ý lựa chọn thùng rác kín, được cất gọn gàng trong tủ bếp hoặc có nắp đậy để không tạo ra mùi hôi khó chịu. Bạn cũng nên chú ý thay túi rác thường xuyên để căn phòng luôn gọn gàng.

3. Đừng quên hệ thống thông gió

Một lỗi khác thường gặp khi lựa chọn vị trí bếp đó là thiếu hệ thống thông gió cần thiết khiến phòng bếp trở nên bí bách. Với thói quen nấu ăn sử dụng nhiều mùi vị đậm như ở Việt Nam, những phòng bếp thiếu cửa thông gió chắc chắn sẽ trở thành 1 nơi khiến gia chủ phải khó chịu. 

Xem thêm: 8 cách làm sạch các thiết bị và vật dụng nhà bếp trong nháy mắt

4. Lựa chọn tủ bếp mở hay đóng?

Lựa chọn quen thuộc nhất của các hệ thống tủ bếp là kiểu tủ có cửa đóng kín. Tuy nhiên, các loại tủ kệ mở không có cửa đang được yêu thích nhờ vẻ hiện đại. Mỗi loại tủ đều có 1 ưu điểm, nhược điểm riêng, và bạn cần lựa chọn, kết hợp sử dụng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà mình. Nếu như tủ kín có khả năng tránh bám bụi, tránh côn trùng, thì kiểu tủ mở lại đem lại vẻ đẹp hiện đại, phù hợp để lưu trữ các món đồ thường xuyên sử dụng. 

5. Tiết chế khi sử dụng các chi tiết kim loại

Các trang thiết bị bếp thường có bề mặt kim loại giúp dễ dàng vệ sinh, tăng độ bền như mặt tủ lạnh, mặt lò nướng. Thậm chí, nhiều gia đình cũng áp dụng tủ bếp nhôm, inox có giá thành tiết kiệm. Tuy vậy, những màu sắc lạnh như kim loại lại không phù hợp với tinh thần ấm áp của căn bếp gia đình. Vì vậy, bạn đừng quên kết hợp các chi tiết kim loại với những màu sắc ấm nóng hoặc chất liệu gỗ ấm để tạo nên sự cân bằng cần thiết.

6. Lắp đặt nguồn sáng nhân tạo

Kể cả khi phòng bếp nhà bạn được đặt cạnh cửa sổ thì chúng ta cũng không thể quên lắp đặt bóng đèn phù hợp với không gian. Bạn có thể sử dụng đèn trần thông thường hoặc đèn thả trần ánh nóng giúp căn bếp trở nên ấm áp hơn. 

7. Chú ý đến các bề mặt

Các bề mặt bếp sau 1 thời gian sử dụng sẽ xuống cấp do chịu va đập nhiều trong 1 môi trường có độ ẩm, nhiệt cao. Bạn cần nghiên cứu cách bảo vệ bề mặt bếp theo từng chất liệu để tối đa tuổi thọ của mặt bếp nhà mình, cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ.

8. Tiết chế các chi tiết trang trí không cần thiết

Một sở thích của những người yêu thích nội trợ là trưng bày đồ bếp như những bộ bát đĩa đẹp, bình hoa. Tuy nhiên, hãy chú ý tiết chế số lượng, tránh trang bày quá nhiều đồ trang trí khiến tốn diện tích bếp, gây rối mắt, giảm công năng cần thiết của nhà bếp. Những vật dụng trang trí cũng dễ bám bụi, gây mất vệ sinh trong bếp. 

Xem thêm: Làm sao để nhà bếp luôn sạch và không mùi: Xem ngay 6 mẹo này

Ev projenizle ilgili yardıma mı ihtiyacınız var?
Bizimle temasa geçin!

Öne çıkan makaleler